Góc giải đáp
"1001" Thắc mắc về niềng răng

10 cách giảm đau hiệu quả khi niềng răng bạn nên áp dụng ngay

Tìm hiểu ngay những mẹo hay giúp giảm đau khi niềng răng một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn bao giờ hết!

Niềng răng là cả một quá trình để sở hữu nụ cười hoàn hảo, tuy nhiên, cảm giác đau và khó chịu trong quá trình chỉnh nha là điều không thể tránh khỏi. Nhưng đừng quá lo lắng! Với 10 phương pháp giảm đau khi niềng răng dưới đây, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều.

1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khi niềng răng

Sau khi niềng răng, bạn có thể cảm thấy ê buốt hoặc khó chịu, đặc biệt trong những ngày đầu tiên. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi răng bắt đầu dịch chuyển để thích nghi với khí cụ chỉnh nha. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
– Áp lực từ mắc cài và dây cung lên răng: Khi niềng răng, hệ thống mắc cài và dây cung tạo áp lực liên tục để điều chỉnh vị trí răng. Sự tác động này có thể khiến dây chằng quanh răng bị kéo căng, gây cảm giác ê buốt, căng tức.
– Sự thích nghi của răng và nướu: Cơ thể cần thời gian để làm quen với khí cụ chỉnh nha. Trong quá trình này, nướu và mô mềm trong miệng có thể bị kích thích, dẫn đến cảm giác nhức nhẹ hoặc khó chịu.
– Cọ xát giữa khí cụ niềng răng và mô mềm: Mắc cài, dây cung có thể ma sát với má trong, lưỡi hoặc môi, gây ra vết lở loét nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn đầu hoặc sau khi siết răng.
– Sự thay đổi trong cách cắn và nhai: Khi răng bắt đầu dịch chuyển, khớp cắn sẽ thay đổi, làm bạn có cảm giác nhai không thoải mái hoặc khó ăn uống hơn bình thường.
– Ảnh hưởng từ việc siết răng định kỳ: Mỗi lần siết răng, lực kéo mới được tạo ra để tiếp tục điều chỉnh răng về vị trí mong muốn. Quá trình này có thể gây ê nhẹ trong vài ngày đầu sau khi siết.
Dù cảm giác khó chịu sau khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi, nhưng đừng lo! Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ mách bạn 10 biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp giảm bớt cảm giác này, để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng hơn.

2. 10 cách giảm đau hiệu quả sau khi niềng răng

– Chườm đá lạnh giảm sưng viêm: Nhiệt độ lạnh giúp làm tê vùng đau và giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng túi chườm đá áp lên má ngoài trong khoảng 10-15 phút để cảm thấy dễ chịu hơn.- 


– Uống nước đá lạnh: Một ly nước đá mát lạnh cũng là cách hữu ích để làm dịu vùng răng và nướu bị sưng đau. Hãy nhấp một ngụm nhỏ để làm tê nhẹ vùng đau và giảm cảm giác khó chịu.


– Ăn thực phẩm mềm, dễ nhai
+ Khi niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống, bạn cần tuân thủ một số quy tắc ăn uống để bảo vệ mắc cài và giảm đau nhức. Tránh các loại thực phẩm cứng, dẻo như kẹo cứng, kẹo cao su hay những món ăn khó nhai. Đặc biệt, trong những ngày đầu sau khi gắn mắc cài hoặc siết dây cung, bạn nên hạn chế ăn các món giòn và ưu tiên thực phẩm mềm như súp, khoai tây nghiền hay ngũ cốc để giảm áp lực lên răng.
+ Đối với phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign, mặc dù không phải lo lắng về dây cung hay mắc cài, nhưng bạn vẫn cần thời gian để làm quen với mỗi bộ khay niềng mới. Trong giai đoạn này, hãy ưu tiên những thực phẩm mềm để giảm cảm giác khó chịu và bảo vệ răng miệng tốt hơn.


– Dùng sáp nha khoa bảo vệ mắc cài: Sáp chỉnh nha là “cứu tinh” cho những ai đang gặp phải tình trạng đau rát do mắc cài niềng răng gây ra. Loại sáp đặc biệt này giúp bảo vệ bên trong môi, má và nướu khỏi các đầu sắc nhọn của mắc cài, giảm thiểu tình trạng trầy xước và khó chịu.


– Sử dụng sáp chỉnh nha đúng cách:
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi bôi sáp để đảm bảo sáp bám chặt hơn.
+ Lấy một lượng nhỏ sáp và vo tròn bằng tay.
+ Nhẹ nhàng ấn sáp lên phần mắc cài hoặc dây cung gây kích ứng.
+ Sáp sẽ tạo một lớp bảo vệ, ngăn chặn ma sát giữa mắc cài và phần mô mềm trong miệng.
+ Tháo sáp ra trước khi đánh răng, sau đó thoa lại sáp mới sau bữa ăn hoặc khi cần thiết.
Yên tâm rằng sáp chỉnh nha hoàn toàn an toàn và không độc hại, nên nếu vô tình nuốt phải một ít cũng không gây hại gì cho sức khỏe.


– Súc miệng bằng nước muối ấm giảm viêm và sát khuẩn
+ Mặc dù chườm lạnh giúp giảm đau và làm tê vùng răng, nhưng súc miệng bằng nước muối ấm cũng là một phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc làm dịu những tổn thương trong miệng khi niềng răng.
+ Nước muối ấm có tính kháng viêm và sát khuẩn tự nhiên, giúp chữa lành các vết loét, trầy xước ở nướu và bên trong má do mắc cài gây ra. Bên cạnh đó, việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng trong quá trình chỉnh nha.

 

– Massage nhẹ nhàng nướu răng
Nếu massage vai giúp giảm đau cơ bắp, thì massage nướu cũng là một phương pháp tuyệt vời để làm dịu cơn đau và giảm sưng khi niềng răng. Cách thực hiện:
+ Rửa sạch tay trước khi thực hiện.
+ Nhẹ nhàng xoa nướu theo chuyển động tròn bằng ngón tay trong khoảng 1-2 phút.
+ Để tăng hiệu quả, hãy chà nhẹ nướu bằng một viên đá lạnh trước khi massage, giúp làm tê vùng đau và giảm viêm.
Việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm áp lực và xoa dịu cảm giác khó chịu do răng dịch chuyển.
Lưu ý: Không nên thực hiện quá lâu, chỉ cần đủ để làm dịu nướu bị sưng là được!

 

– Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
+ Cách bạn chăm sóc răng và niềng răng cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ đau và khó chịu. Điều quan trọng nhất là giữ cho răng và niềng răng sạch sẽ để tránh sâu răng và viêm nướu.
+ Thức ăn dễ mắc kẹt vào mắc cài và dây cung, vì vậy hãy đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và hạt thức ăn thừa.

 

– Kiên nhẫn và giữ tâm lý thoải mái: Cơn đau chỉ kéo dài từ 3-5 ngày sau khi gắn mắc cài hoặc siết dây cung. Hãy kiên nhẫn và giữ tinh thần lạc quan, bởi kết quả cuối cùng là một nụ cười hoàn hảo và hàm răng đều đẹp.

 

– Chườm nóng – Giảm cảm giác khó chịu khi niềng răng: Chườm nóng cũng là một cách hiệu quả để làm dịu cảm giác ê buốt và thư giãn cơ hàm khi niềng răng. Bạn có thể sử dụng túi chườm ấm hoặc ngâm khăn vào nước ấm rồi nhẹ nhàng áp lên vùng má bên ngoài. Hơi ấm sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cho nướu và cơ hàm, từ đó làm dịu cảm giác khó chịu.

Có lẽ lời khuyên quan trọng nhất để vượt qua giai đoạn điều chỉnh này là phải kiên nhẫn. Hãy ghi nhớ mục tiêu chung của bạn: một nụ cười khỏe mạnh và đẹp hơn. Cơn đau và sự khó chịu sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng nụ cười mới của bạn sẽ luôn ở bên bạn nên bạn nên chăm sóc nó đúng cách.

Nha Khoa Viễn Đông là địa chỉ niềng răng uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng nhờ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất. Chúng tôi cam kết mang đến lộ trình niềng răng an toàn, hiệu quả và rút ngắn tối đa thời gian chỉnh nha. Hãy inbox cho chúng tôi qua Facebook hoặc Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt lịch hẹn ngay hôm nay! 

NHA KHOA VIỄN ĐÔNG | FAR EAST DENTAL

Địa chỉ: 249 Lê Thánh Tôn, Bến Thành, Q.1, TP.HCM, Việt Nam

Giờ mở cửa: 9h-19h, Thứ 2-Thứ 7

Điện thoại: (+84 28) 22 44 8888 / (+84) 925 249 249 (Zalo) / (+84) 968 231 233 (Whatsapp) 

Email: niengrang@nhakhoaviendong.com